Truy cập nội dung luôn
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN







 

Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 692
Lượt truy cập trong tuần: 1762
Lượt truy cập trong tháng: 20092
Lượt truy cập trong năm: 163425
Tổng số truy cập: 1251351

          1. Khái quát vị trí địa lý, quá trình hình thành

          * Lịch sử hình thành

         Qua truyền thuyết và căn cứ các di chỉ khảo cổ học cho thấy địa bàn Đại Mạch được hình thành từ khá sớm, thời Hùng Vương thứ 17 đã có dân sinh sống. Trải qua các thời kỳ, cùng với sự biến thiên trong lịch sử dân tộc, Đại Mạch có những thay đỏi về địa giới hành chính và tên gọi.

         Năm 1831, khi tỉnh Sơn Tây được thành lập, các xã: Đại Mạch, Mạch Lũng, Lũng Đông, Mai Châu thuộc tổng Quải Mai, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái, tỉnh Sơn Tây. Năm 1888, phủ Tam Đái đổi tên thành phủ Vĩnh Tường.

         Đầu thế kỷ XX, huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên, tổng Quản Mai sáp nhập vào huyện Đông Anh và được đổi tên là tổng Sáp Mai gồm các xã: Đại Đồng, Mạch Lũng, Mai Châu, đến năm 1946 các xã hợp nhất thành xã Đại Mạch.

         Ngày 12/02/1950, thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 03-TTg hợp nhất tỉnh Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Yên thành tỉnh Vĩnh phúc, xã Dân Chủ thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Phúc.

        Tháng 8/1955, để tiện cho việc quản lý hành chính, các xã lớn được chia tách thành các xã nhỏ, xã Dân Chủ được tách thành 2 xã: Dân Chủ và Hòa Bình; các thôn: Đại Đồng, Mạch Lũng (gồm cả Lũng Đông) và Mai Châu thuộc xã Dân Chủ, huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Phúc.

         Tháng 6/1961 huyện Đông Anh sáp nhập vào Hà Nội, xã Dân Chủ thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

         Năm 1965, các xã trong huyện Đông Anh tiến hành đổi tên, xã Dân Chủ đổi tên thành xã Đại Mạch (gồm các thôn Mạch Lũng, Đại Đồng, Mai Châu) cho tới bây giờ.

         * Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

        Phía Đông Bắc giáp xã Kim Chung, phía Đông Nam giáp xã Võng La, phía Nam giáp phường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, phía Tây Bắc giáp xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng và Tráng Việt huyện Mê Linh, Hà Nội.

         Xã Đại Mạch giáp Khu công nghiệp Thăng Long, trong tương lai có Cầu Thượng Cát và tuyến đường sắt Đô thị nối với Vĩnh Phúc và Đường 5 kéo dài và các tuyến đường khác kết nối thuận lợi với Sân bay Nội Bài, đường sông, cảng Biển. Sự thuận lợi về giao thông là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội của xã.

         2. Khái quát lịch sử truyền thống cách mạng

         Suốt chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Đại Mạch luôn phát huy tinh thần anh hùng cách mạng, yêu nước đoàn kết một lòng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân Đại Mạch đã cùng nhân dân cả nước vùng lên mạnh mẽ đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập, tự do. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, hy sinh mất mát nhiều về sức người sức của nhưng cán bộ và nhân dân xã Đại Mạch luôn phát huy tinh thần đoàn kết một lòng vừa chiến đấu vừa sản suất chi viện cho chiến trường. Phong trào "Ba đảm đang" đã trở thành điểm sáng trong cả nước trong việc phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần củng cố hậu phương chi viện tiền tuyến. Với tinh thần yêu nước, anh dũng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong các cuộc kháng chiến xã có 1.590 lượt thanh niên lên đường nhập ngũ, 179 người đã anh dũng hy sinh, 113 thương binh, xã có 17 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

         3. Những kết quả đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh

         Kinh tế các năm liên tục phát triển, ổn định: Thương mại –dịch vụ chiếm 30.74%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 60.09%, nông nghiệp 9.17%.

          Sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển và chuyển dịch tích cực, tăng trưởng khá góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống Nhân dân. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Chăn nuôi phát triển theo hướng giảm mạnh hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

         Xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu được tập trung chỉ đạo, đời sống của Nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, văn minh. Năm 2015 xã Đại Mạch được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và năm 2019 được công nhận xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới; đồng thời hoàn thiện các tiêu chỉ để xây dựng Xã thành Phường, Huyện thành Quận trong thời gian tiếp theo.

         Văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo ngày càng được quan tâm đầu tư, đạt nhiều kết quả nổi bật. Trên địa bàn xã hiện có 03 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Bùi Quang Mại đều đã là trường đạt chuẩn Quốc gia và 08 nhóm trẻ tư thục. Xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở mức độ 03.  Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 87%; tỷ lệ giáo viên ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy đạt 100%.

         Công tác Văn hóa - Văn nghệ, Thể dục – Thể thao dược quan tâm mạnh mẽ, 03 Nhà văn hóa đã được xây dựng mới khang trang, thực sự là trung tâm sinh hoạt chung của các thôn. Đã thành lập được 03 Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa thôn và 11 Câu lạc bộ thể thao, văn hóa hoạt động có hiệu quả.

         An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, không để bị động bất ngờ, không để phát sinh các tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội.

         4. Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo

         Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn thiện đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững; văn hóa, xã hội phát triển, nguồn nhân lực có chất lượng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân nâng cao; giữ vững an ninh, quốc phòng. Tạo tiền đề quan trọng xây dựng xã Đại Mạch thành Phường trong thời gian tới.

          Nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Xây dựng hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở trong sạch, vững mạnh.

         Tập trung phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, phần đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục xây dựng và quản lý tốt các quy hoạch, gắn với quản lý tài nguyên, môi trường. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng.

         Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu; phát triển văn hoá, xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; chú trọng phòng chống dịch bệnh Covid-19, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; đảm bảo tốt an sinh xã hội.

         Tăng cường củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trong mọi tình huống.

Vương Liên